Các lưu ý về điện cần cẩn trọng trong thời tiết mưa bão, sấm chớp

I. Bạn có biết Việt Nam là nước có tỉ lệ sét đánh nhiều nhất không? 
– Việt Nam có vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Được biết là một trong ba tâm đông trên thế giới nên có hoạt động dông sét rất mạnh. Bên cạnh đó mùa đông của Việt Nam thường kéo dài từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Vì thế nên Việt Nam phải hứng chịu tới 2 triệu cú sét đánh mỗi năm. Theo số liệu thống kê cả nước có 820 vụ sét đánh trong 10 năm trở lại đây gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, làm gián đoạn dịch vụ viễn thông, điện lực… Tại một số khu vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra nhiều vụ sét đánh làm thiệt hại mùa màng.

– Theo TS. Nguyễn Xuân Anh – Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu dông sét và đề xuất các giải pháp phòng chống ở Việt Nam”.Do hậu quả của dông sét nên hầu như năm nào ở nước ta cũng có người dân bị thiệt mạng do sét đánh. Không chỉ vậy, nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị về bưu chính viễn thông, nghiên cứu khoa học, điện tử… bị sét đánh hỏng, gây thiệt hại nặng. Trong đó, tiêu biểu là vụ sét đánh ngày 4-6-2001 làm nổ tung một máy cắt 220KV của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, làm lưới điện toàn miền Bắc bị rã mạch, nhiều nhà máy điện bị tách khỏi hệ thống, làm mất điện trên diện rộng.

II. Các vấn đề cần lưu ý về điện
Lí do của việc thiệt hại do sét đánh chính là do có 80% người dân thiếu hiểu biết dông sét. Thế nên điều cần lưu ý để phòng tránh nguy cơ cháy nổ thường mắc phải chính là 

1. Dây tải dùng chung quá nhiều thiết bị điện và hệ thống không lắp cầu chì

Sử dụng cùng lúc quá nhiều thiết bị điện trên cùng một đường dây tải điện, làm các phụ tải tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn khiến dây dẫn bị chập, gây cháy.

Để tránh trường hợp cháy nổ do dây dẫn bị quá tải, bạn cần:
– Chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
– Không nên sử dụng thiết bị điện có dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép của dây dẫn cho thiết bị đó. Đối với những ổ cắm thường sử dụng những thiệt bị điện có công suất lớn bạn nên đặt gần đó một chiếc cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
– Thường xuyên kiểm tra thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.

 

2. Dẫn lắp không đúng quy cách và sử dụng dây trần kém chất lượng

Chọn dây trần kém chất lượng còn mắc không đúng quy cách trước cửa nhà các hộ dân cư nếu chẳng may có cây cối đổ do trời mưa, hoặc gió lớn sẽ gây nên những hậu quả rất lớn. Hai dây trần lắp cạnh nhau phải cách xa nhau 0.25m để đảm bảo an toàn nguồn điện cho các hộ dân cư.

 

3. Sử dụng dây điện để treo đồ, làm mối nối dây bị hở

Nhiều hộ gia định có cửa sổ gần với dây điện nên có thói quen treo đồ ra dây điện để lợi thêm về diện tích hoạt động nhưng không hề hay biết hành động đó sẽ khiến các mối dây điện dễ bị hở. Khi có mưa bão, sẽ dễ gây hiện tượng chập điện, cháy nổ ảnh hưởng cả khu phố

4. Không tắt các thiết bị điện sau khi sử dụng, để thiết bị hoạt động quá tải trong thời gian dài

Một trong những điều đáng lưu ý là khi chúng ta quá bận rộn và nhiều công việc, chúng ta thường quên mất phải tắt các thiết bị đang sử dụng khiến nó chúng hoạt động quá tải( như là bàn ủi, máy quạt, đèn,…). Hoạt động quá tải khiển đường dây điện dễ bị rò rỉ, các mạch hoạt động quá mức, gây lên cháy nổ nguồn điện.

5. Chủ quan không làm dây nối đất các thiết bị điện có công suất lớn( máy giặt, tủ lạnh,…)

Để tránh các tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt thiết bị. Dây nối đất( dây trung tính) mang dòng điện sinh ra trên bề mặt vật dụng truyền xuống đất, để người tiêu dùng không trực tiếp bị điện giật và hiện tượng rò rỉ điện, chập mạch gây nên cháy nổ.

6. Đặc biệt cuối cùng là không lắp cột thu lôi chống sét

Khi mùa mưa bão đang đến gần.Nếu cơ sở kinh doanh, gia đình bạn chưa lắp đặt cột chống sét, cần nhanh chóng lắp đặt. Vì nếu bị sét đánh trúng, nhẹ thì hư hỏng đồ, nặng thì gây chập mạch. Dễ gây hỏa hoạn nếu có thêm các yếu tố môi trường hóa chất, vật liệu dễ cháy nổ .

Các trường hợp thường thấy khi bị sét đánh:

– Sét đánh vào ăng – ten ( như tivi, dàn âm thanh, đầu máy, đầu karaoke …)

– Sét đánh vào đường dây điện thoại.

– Sét đánh và lan truyền trong môi trường không khí, gây hỏng hóc, hư hại các thiết bị khác dù có đang sử dụng hay không. Nguyên do là trong trường hợp này, luồng điện cao thế của sét lan truyền qua không khí trong một phạm vi nào đó. Luồng điện này quá cao “kích” cho các thiết bị hoạt động dù không cắm điện để rồi bị “cháy” ngay do quá áp.

Nếu như chưa thể lắp đặt cột thu lôi thì nên cẩn thận với các thiết bị điện , tốt nhất là hãy rút dây ăng – ten, rút phích cắm điện, đường dây điện thoại khi trời có sấm sét.
Bên cạnh đó nếu có tình trạng chay nổ do chập điện thì cần ình tĩnh ứng phó, không nên hoảng loạn:
-Phát báo động

-Khẩn cấp cắt ngay nguồn điện

* Đặc biệt

-Sử dụng các phương tiện chữa cháy: cát, bình chữa cháy…Không sử dụng nước để chữa cháy nếu cháy do điện chập khi chưa ngắt điện, để tránh các tai nạn do điện giật.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Tất cả các trường là bắt buộc