Những điều cơ bản cần biết về hệ thống chữa cháy tự động

Để đảm bảo về việc phòng cháy chữa cháy( PCCC) bên cạnh việc tìm hiểu các nguyên nhân cháy thì để tối ưu việc PCCC nên sử dụng các biện pháp lắp đặt hệ thống PCCC. Việc lắp đặt hệ thống PCCC cho hộ gia đình và doanh nghiệp là điều bắt buộc trong mỗi gia đình và đặc biệt là đảm bảo được tính an toàn cho cả doanh nghiệp.
Việc tìm hiểu về các hệ thống PCCC để hiểu rõ nguyên lí hoạt động của nó là một điều vô cùng quan trọng.

Một đám cháy để có thể phát triển và lớn lên cần 3 yếu tố:
– Ôxy.
– Nguồn nhiệt.
– Chất cháy.

Lính cứu hỏa xử lý cháy rừng thế nào?

Hình 1: Tam giác lửa 

Và ba điều kiện đủ là:
– Ôxy phải lớn hơn 14%.
– Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
– Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.

Để có thể phòng ngừa và loại bỏ các tác nhân làm “bùng” cơn cháy thì chúng ta cần ngăn các yếu tố tạo nên sự cháy.
– Phương pháp làm lạnh: Hạ nhiệt độ của vật cháy xuống thấp hơn nhiệt độ cháy, lam giảm mức độ cháy, dập lữa dể dàng hơn.

– Phương pháp cách li các chất phản ứng nơi vùng cháy. Ngăn việc tiếp xúc giữa các chất cháy và chất oxy hóa tới vùng cháy. Bên cạnh đó cần kết hợp phun nước để dập đám cháy

– Phương pháp giảm nòng độ cháy. Phương pháp này làm giảm nồng độ cháy của chất cháy xuống thấp hơn nồng độ cháy, ngăn không cho lửa lớn lên.

– Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hóa hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.
– Phương pháp kìm hãm (ức chế) hóa học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2

Hình 2: Các nguyên nhân gây cháy

Thực tế về việc PCCC là kết hợp nhiều phương pháp chữa cháy với nhau, gồm phương pháp chủ đạo chính và các phương pháp bổ trợ.
Một khi đã nắm được những nguyên lí hình thành đám cháy và chữa cháy, việc hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống PCCC sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một hệ thống PCCC có hai thành phần là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy.

1. Hệ thống báo cháy
Việc phát hiện kịp thời nơi cháy và phát động báo cháy giúp sơ tán người người dân kịp thời cũng như tìm ra nguyên nhân cháy là điều cực kì cần thiết và hữu dụng
– Hệ thống báo cháy tự động thường có ba thành phần: một là trung tâm báo cháy (gồm bo mạch xử ký, bộ nguồn, ác quy), hai là thiết bị đầu vào (gồm đầu báo và công tắc khẩn), ba là thiết bị đầu ra (gồm bảng hiện thị phụ, chuông báo, đèn báo).
– Hệ thống báo cháy được phân loại làm hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Trong khi hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

2. Hệ thống chữa cháy
Tùy theo loại cháy mà ta sẽ lựa chọn thiết bị chữa cháy phù hợp. Có 3 loại hệ thống chữa cháy: sử dụng nước, sử dụng khí, sử dụng bọt.
* Sử dụng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler- hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực.
Với một hệ thống sprinkler thông thường, các đầu sprinkler được gắn vào hệ thống ống có chứa sẵn nước và nước sẽ được phun ra ngay lập tức khi từng sprinkler riêng lẻ mở do nhiệt từ đám cháy kích hoạt. Còn với hệ thống sprinkler hồng thủy, tất cả các sprinkler đã được lắp đặt sẽ phun nước cùng một lúc khi hệ thống báo cháy đặt gần các sprinkler được kích hoạt.
Hệ thống sprinkler có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn. Bên cạnh đó, hệ thống này gặp phải hạn chế là gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

* Sử dụng bọt
Hệ thống chữa cháy bằng nước không có tác dụng trong các đám cháy hình thành từ xăng hay dầu. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam). Foam được tạo bởi nước, bọt cô đặc và không khí. Tùy vào loại bọt được dùng, hệ thống bọt có thể chữa cháy bằng nhiều cách, hoặc phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu với không khí, hoặc làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt.
Tại Việt Nam, có rất nhiều nhà phân phối bọt chữa cháy với giá thành từ rẻ đến đắt. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là mỗi một loại bọt có thành phần khác nhau, và có tốc độ khắc phục khác nhau. Khi một đám cháy xảy ra thì tốc độ chữa cháy được ưu tiên hàng đầu để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy, người dân và CĐT các tòa nhà không nên quá tiết kiệm mà sử dụng các loại bọt có giá thành rẻ với hiệu suất làm việc thấp, vì nếu chẳng may cháy nổ xảy ra, thì thiệt hại để lại còn lớn hơn nhiều số tiền đầu tư ban đầu bỏ ra.

* Sử dụng khí
So với hệ thống chữa cháy sử dụng nước và bọt, hệ thống sử dụng khí ưu việt hơn cả nhờ có thể sử dụng trong các khu vực có máy móc và thiết bị điện tử.
Hai phương pháp chữa cháy bằng khí phổ biến nhất hiện nay là bằng khí CO2 và khí trơ. Sử dụng bình CO2 để chữa cháy có ưu điểm là giá thành rẻ, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nên không thể sử dụng bình khi trong phòng có người. Hơn nữa, nếu không biết cách sử dụng, người dùng rất dễ bị bỏng lạnh khi sử dụng bình này. Còn với phương pháp khí trơ, do khí trơ không gây ảnh hưởng tới hô hấp, nên có thể sử dụng khi có mặt con người. Hỗn hợp khí trơ hay được sử dụng để chữa cháy là hỗn hợp bao gồm Cacbon Dioxit, Nitơ và Argon.
Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như là đặc thù công trình. Người dân cũng như CĐT công trình nên coi trọng công tác PCCC, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.

 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Tất cả các trường là bắt buộc